Vô lăng bị nặng là hiện tượng rất nguy hiểm, thường xuyên xuất hiện trong quá trình sử dụng ô tô. Nếu không tìm được nguyên nhân và khắc phục kịp thời thì sẽ ảnh hưởng xấu tới xe ô tô. Từ đó sẽ gây nguy hiểm cho người cầm lái cũng như là những người xung quanh. Vậy nguyên nhân vô lăng bị nặng đến từ đâu?
Nguyên nhân vô lăng bị nặng
Áp suất lốp xe yếu
Lốp xe bị non là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng vô lăng xe tải bị nặng. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác đến từ lốp đó chính là lốp xe bị mòn hoặc là không đảo lốp định kỳ cũng gây ra tình trạng nặng vô lăng. Do đó chủ xe nên chú ý kiểm tra tình trạng lốp, bơm căng lốp đúng theo chỉ số PSI được khuyến nghị bởi nhà sản xuất.
Thước lái ô tô hoạt động kém hiệu quả
Trong ô tô, bộ phận thước lái được liên kết với vô lăng qua các trục và các khớp chữ U. Tuy nhiên theo thời gian sử dụng thì những bộ phận này không tránh khỏi tình trạng bị mòn. Do đó nếu ta thấy vô lăng bị nặng, cứng sau khi khởi động thì khả năng cao nguyên nhân là đến từ thước lái.
Nếu ta vẫn cố dùng thì thước lái sẽ bị hỏng. Để khắc phục lỗi này, ta chỉ cần thay vô lăng, bôi trơn thước lái là được.
Dây đai dẫn động bơm trợ lực của xe ô tô bị chùng
Dây dẫn động cơ bơm trợ lực bị trùng gây ra tình trạng thiếu công suất dẫn động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến Tay lái bị sượng, từ đó khó đánh lái hơn.
Dầu trợ lực bị rò rỉ hoặc bị thiếu
Nếu dầu lái bị thiếu cũng có thể dẫn tới tình trạng khó xoay vô lăng. Do nếu thiếu dầu trợ lực sẽ dẫn đến tình trạng thiếu áp suất trong máy bơm. Từ đó không cấp đủ dầu cho tay lái. Từ đó làm cho tay lái khó xoay.
Bơm trợ lực của xe bị hỏng
Bơm trợ lực có vai trò rất quan trọng trong việc tạo áp suất cho hệ thống trợ lực lái. Chính vì thế nếu bơm trợ lực ô tô bị bỏng thì dẫn tới tình trạng khó bẻ lái. Bơm trợ lực của xe bị học đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như là bơm bị mòn cánh bơm, hở đường dầu đến phần thước lái hoặc là bề mặt bơm bị xước. Nếu bơm trợ lực hỏng nặng thì có thể dẫn tới tình trạng không điều khiển được vô lăng.
Dầu trợ lực bị bẩn, cô đặc
Cũng giống như các loại dầu khác. Dầu trợ lực trên xe ô tô sau lâu ngày sử dụng cũng xảy ra tình trạng tích tụ bụi bẩn. Nếu ta không thay dầu thường xuyên, bụi sẽ bị tích tụ quá dày. Từ đó nhiều bụi bẩn trong dầu làm hạn chế khả năng bôi trơn trục lái. Và làm vô lăng bị nặng trong quá trình điều khiển xe.
Tác hại nếu không khắc phục sớm vô lăng bị nặng
Ảnh hưởng dễ thấy nhất đó chính là việc thước lái của xe bị chậm khi tài xế đánh lái. Điều này làm cho xe di chuyển chậm trong lúc đánh lái. Từ đó làm cho khó điều khiển và điều hướng xe trong quá trình di chuyển. Nếu ta không khắc phục kịp thời thì tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu xấu nhất thì sẽ khiến cho vô lăng bị lọc, từ đó tạo nguy hiểm trong quá trình lưu thông xe.
Khi ta điều khiển xe tại các khu vực có địa hình gồ ghề hoặc đông dân cư thì sẽ dẫn tới việc không điều khiển xe được chuẩn xác. Từ đó gây mất an toàn không chỉ với chủ phương tiện mà còn với những người tham gia giao thông xung quanh. Nếu dầu trợ lực bánh lái bị vấn đề mà không khắc phục kịp thời thì sẽ làm hỏng bánh lái. Từ đó khiến cho chi phí sửa chữa xe đội lên rất nhiều. Do đó khi gặp tình trạng vô lăng bị nặng thì ta nên kiểm tra và khắc phục càng sớm càng tốt.
Hướng dẫn Cách khắc phục tay lái nặng hiệu quả
Qua các nguyên nhân dẫn tới việc vô lăng bị nặng bên trên thì chắc hẳn bạn cũng mường tượng một phần cách khắc phục vô lăng bị nặng đúng không nào.
Tùy từng nguyên nhân mà dẫn tới các cách khắc phục khắc nhau. Nếu vấn đề do thiếu trợ lực lái thì ta chỉ cần thay dầu mới hoặc là sửa, thay mới bơm trợ lực. Còn nếu thước lái, bơm trợ lực hoặc là dây dẫn dầu bị hỏng thì ta chỉ cần thay mới hoặc sửa chữa là được.
Qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ các nguyên nhân dẫn tới việc vô lăng bị nặng từ đâu cũng như là cách khắc phục. Với kiến thức này, hy vọng Gaz Tây Đô sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình sử dụng xe cũng như biết được những thông tin cần thiết để khắc phục các lỗi đơn giản trên xe của mình.