Dựa theo luật giao thông đường bộ và thông tư số 12/2017/TT-BGTVT thì các loại bằng lái xe được phân chia theo từng loại phương tiện điều khiển. Vậy bạn có biết rõ tất cả các loại bằng lái xe ô tô không. Cùng chúng tôi tìm hiểu các loại bằng lái xe ô tô mới nhất hiện nay nhé.
Các loại bằng lái xe ô tô phổ biến hiện nay
Dựa theo thông tư số 2/2017/TT-BGTVT của bộ Giao Thông Vận Tải về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe thì giấy phép lái xe hạng 3 được chia làm 3 loại là hạng B1 với số tự động hạng B1 và Hạng B2.
Trong đó thì chủ sở hữu giấy phép lái xe B1 và B1 số tự động không được làm nghề lái xe còn bằng B2 được cho phép hành nghề lái xe.
Bằng lái xe hạng B1 số tự động
Bằng lái xe hạng B1 số tự động cấp cho những chủ xe trang bị hệ thống số tự động và không hành nghề lái xe. Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động là bằng lái xe ô tô rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Bằng được cấp cho những loại xe sau:
- Ô tô số tự động dùng để chở người lên đến 9 chỗ tính cả chỗ của người lái xe.
- Ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3500kg.
- Ô tô dành cho người khuyết tật
Bằng lái xe hạng B1
Bằng lái xe ô tô hạng B1 là giấy phép lái xe cho phép chủ phương tiện sử dụng cả xe ô tô số sàn và số tự động. Tuy nhiên bằng B1 không cấp cho các chủ phương tiện hành nghề lái xe kinh doanh hoặc là làm trong dịch vụ vận tải. Bằng lái xe B1 được phép điều khiển các loại xe sau:
- Ô tô 9 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi dành cho người lái)
- Ô tô tải có trọng tải dưới 3500 kg
- Xe rơ moóc với trọng tải dưới 3500 kg
Bằng lái xe hạng B2
Bằng lái xe hạng B2 là loại bằng phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất khi học lái xe. Do đây là loại bằng cho phép chủ phương tiện hành nghề lái xe và điều khiển các loại xe sau:
- Xe ô tô từ 4 – 9 chỗ người
- Ô tô có trọng tải dưới 3,5 tấn
Bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C là loại bằng dành cho những người hành nghề lái xe ô tô tải với tải trọng trên 3,5 tấn. Theo đó chủ sở hữu bằng lái xe hạng C sẽ được điều khiển các loại xe ô tô sau:
- Ô tô tải có tải trọng trên 3,5 tấn
- Xe kéo và xe rơ moóc có trọng trên 3,5 tấn
- Tất cả các loại xe mà bằng B1 và B2 được phép điều khiển
Bằng lái xe hạng D
Bằng lái xe hạng D dành cho các tài xế lái xe chở khách và cung cấp dịch vụ kinh doanh vận tải. Bằng lái xe hạng D dành cho các phương tiện sau:
- Ô tô dùng để chở người với 10 đến 30 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi dành cho lái xe)
- Các loại xe được phép lái của hạng B1, B2 và C
Bằng lái xe hạng E
Bằng lái xe hạng E gần giống với bằng hạng D nhưng số người mà phương tiện điều khiển nhiều hơn. Cụ thể bằng lái xe hạng E được phép điều khiển các loại phương tiện sau:
- Ô tô dùng để chở người trên 30 chỗ
- Các loại xe được phép lái của hạng B1, B2, C và hạng D.
Bằng lái xe hạng F
Bằng lái xe hạng F là bằng cao nhất trong các bằng lái xe ô tô. Chính vì vậy để sở hữu được bằng lái xe hạng F thì người lái phải đã có nhiều năm kinh nghiệm lái ô tô cũng như là phải sở hữu các loại bằng B2, C, D và bằng E trước đó. Bằng lái xe hạng F cho phép người lái điều khiển các loại xe rơ moóc với trọng tải trên 750kg, ô tô khách nối toa. Cụ thể như sau:
- Hạng FB2 dành cho người lái xe ô tô theo giấy phép lái xe B2 có rơ moóc và được phép điều khiển các loại xe dành cho hai hạng B1 và B2
- Hạng FC dành cho tài xế lái xe ô tô dùng để lái các xe cho phép tại hạng C đó là xe có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo sơ mi rơ moóc cũng như là được phép điều khiển xe được phép lái của hạng B1, B2, hạng C và FB2.
- Hạng FD dành cho những người lái xe các loại xe quy định trong giấy phép lái xe hạng D có rơ moóc và các loại xe cho phép điều khiển của các hạng B1, B2, C, D và hạng FB2.
- Hạng FE là bằng lái cấp cho người điều khiển các loại xe của hạng E có xe kéo rơ moóc, ô tô khách nối toa, ô tô chở khách và các loại xe được quy định cho hạng B1, B2, C, D, E, FB2 và hạng FD.
Giấy phép lái xe giường nằm và xe buýt
Đây là hạng giấy phép lái xe được dùng cho tài xế điều khiển ô tô khách giường nằm, ô tô khách dùng trong thành phố để vận tải hành khách như là xe bus. Số chỗ ngồi của xe khách được dựa tính theo số chỗ người trên xe cùng kiểu loại hoặc là xe ô tô có kích thước gần tương đường dùng để bố trí các ghế ngồi.
Người học lái xe phải lưu ý những điều kiện gì?
Để được cấp bằng lái xe ô tô thì người đăng ký cần phải đáp ứng đủ các điều kiện đó là:
Là công dân có quốc tịch Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang cư trú, sinh sống làm việc và học tập tại Việt Nam.
Phải đủ tuổi đúng theo quy định, đạt yêu cầu về sức khỏe cũng như là trình độ văn hóa. Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe thì có thể học trước. Tuy nhiên chỉ được thi sát hạch khi đủ tuổi đúng theo quy định.
Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe thì cần phải đáp ứng các tiêu chí về thời gian lái xe cũng như là số km lái an toàn. Cụ thể như sau:
Từ bằng hạng B1 số tự động lên bằng B1 thì cần 1 năm lái xe và đã lái xe an toàn được 12000km.
Từ bằng hạng B1 lên bằng hạng B2 thì yêu cầu tối thiểu thời gian lái xe trên một năm và tổng quãng đường lái xe an toàn trên 12000km.
Từ bằng hạng B2 lên bằng hạng C, từ hạng C lên hạng D, từ hạng D lên hạng E và từ các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng cao hơn. Từ hạng D, E lên bằng lái hạng FC thì người lái cần có tối thiểu 3 năm hành nghề và tổng quãng đường lái xe an toàn trên 50000km.
Từ bằng hạng B2 lên bằng D, từ bằng C lên bằng hạng E thì yêu cầu trên 5 năm hành nghề lái xe và tổng quãng đường lái xe an toàn trên 100000km.
Còn nếu muốn nâng hạng bằng lái xe ô tô lên bằng hạng cao hơn như bằng hạng D và bằng hạng E thì người đăng ký cần phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ hở hoặc là trình độ văn hóa tương đương.
Những câu hỏi thường gặp xung quanh việc thi bằng lái xe ô tô
Chi phí thi bằng lái xe hiện nay là bao nhiêu?
Để sở hữu được tấm bằng lái xe ô tô thì học viên sẽ cần phải đầu tư rất nhiều chi phí. Ngoài chi phí chính trong khóa học ra thì các học viên cần nộp thêm các chi phí phụ như là lệ phí thi ô tô, lệ phí sử dụng xe chíp. Lệ phí cụ thể như sau:
Do hiện nay việc thi bằng lái xe ô tô là sử dụng xe chíp. Do đó để thuận tiện trong quá trình học và thi lấy bằng thì các học viên nên tập lái xe bằng xe gắn chíp trong thực hành để có được kết quả tốt nhất trong kỳ thi thật. Để sử dụng xe chíp thì mất khoảng từ 230k – 300k/h.
Trong kỳ thi sẽ có các lệ phí thi gồm có: Lệ phí thi lý thuyết mất 90k, lệ thí thi sa hình mất 300k, lệ phí thi đường trường mất 60k, lệ phí làm bằng mất 135k.
Ngoài ra thì giá của một khóa học lái xe B1 sẽ có mức học phí dao động trong khoảng từ 6.500.000 đồng cho đến 7.500.000 đồng/ một khóa học. Chi phí này đã bao gồm tất cả các chi phí trong quá trình học tập từ hồ sơ, học lý thuyết, thực hành, xăng xe, sân bãi, công người hướng dẫn. Chỉ cần nộp số tiền này là thí sinh không cần nộp thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào khác.
Bằng B2 là loại bằng lái ô tô phổ biến nhất hiện nay sẽ có mức học phí nằm trong khoảng từ 5.200.000 đồng cho đến 5.500.000 đồng/ khóa học. Đây là chi phí bao gồm tất cả các chi phí trong quá trình học lái xe như là hồ sơ, học lý thuyết, thực hành, sân bãi, xăng xe, công giáo viên hướng dẫn…
Còn đối với những người đăng ký học lái xe ô tô bằng C thì sẽ mất từ đồng đến 10.000.000 đồng/ khóa học. Đây là giá cuối đã bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình học lấy bằng ô tô hạng C
Bằng lái xe ô tô nào cao nhất?
Bằng lái xe ô tô hạng FE là bằng cao nhất hiện nay. Chỉ cần sở hữu bằng lái xe ô tô hạng FE là bạn có thể điều khiển được tất cả các loại xe được quy định cho phép điều khiển của các bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, E và FB2, FD.
Nên học bằng lái xe ô tô nào?
Do hiện nay có rất nhiều loại bằng lái xe ô tô. Do đó trước xe đăng ký lấy bằng lái xe ô tô thì việc đầu tiên là ta cần xác định nhu cầu sử dụng xe ô tô của mình là gì. Từ đó dựa vào để đưa ra bằng lái xe phù hợp nhất với mình. Từ đó giúp tiết kiệm công sức, tiền bạc. Tránh dẫn đến tình trạng thi nhầm bằng cấp cao nhưng mình không có nhu cầu sử dụng đến.
Hiện nay, phổ biến nhất là hai bằng lái xe hạng B và bằng lái xe hạng C. Bằng lái xe hạng B2 dành cho những bạn có nhu cầu học lái xe đơn giản dùng cho mục đích cá nhân hoặc là sử dụng các loại xe kinh doanh vận tải như xe tải, xe rơ moóc với trọng tải không trên 3,5 tấn. Đây là bằng phù hợp dành cho những người có công việc tài xế cho các công ty.
Còn nếu bạn chỉ có nhu cầu lái xe cá nhân để chở gia đình thì bằng hạng B1 là lựa chọn phù hợp nhất.
Bằng hạng C là bằng dành cho những người có nhu cầu hành nghề lái xe sử dụng các loại xe tải hoặc xe rơ moóc có trọng tải lớn hơn 3,5 tấn cùng các loại xe ô tô số sàn và số tự động từ 4 đến 9 chỗ ngồi ( bao gồm tính cả chỗ dành cho người lái)
Việc sử dụng bằng C còn có lợi ích nữa là nếu bạn muốn nâng hạng từ bằng lái xe ô tô hạng C lên hạng D để lái xe khách thì ta chỉ cần mất 2 năm còn nếu nâng từ hạng B2 thì cần mất 5 năm.
Do đó Việc chọn bằng lái xe ô tô phụ thuộc lớn nhất vào nhu cầu và loại xe ta đang có ý định sử dụng.
Về học phí thì mức học phí của bằng B2 thấp hơn học phí của bằng C. Thời gian thi lấy bằng B2 cũng thấp hơn nhiều với bằng C. Ngoài ra thì muốn được thi lấy bằng C thì thí sinh cần phải trên 21 tuổi. Trong đó đối với bằng B2 thì ta chỉ cần trên 18 tuổi là có thể thi và lấy bằng như bình thường. Đặc biệt là thời hạn của bằng B2 lớn hơn bằng C. Thời hạn của bằng B2 là 10 năm trong khi thời hạn của bằng C chỉ là 5 năm.
Showroom bán xe ô tô tải van gaz, xe khách gaz Nga uy tín hiện nay
Gaz Tây Đô tự hào là địa chỉ bán xe ô tô tải uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam. Các sản phẩm xe ô tô tải của chúng tôi đều là các sản phẩm chính hãng, có nguồn xuất xứ rõ ràng. Cam kết đạt chuẩn chất lượng. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về xe tải thì hãy liên hệ chúng tôi qua số hotline: 0968.436.116 hoặc tới trực tiếp showroom tại địa chỉ: 883 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội (Gần bến xe Yên nghĩa) để nhận được tư vấn tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ được tất cả các loại các loại bằng lái xe ô tô mới nhất hiện nay. Cũng như là các chi phí lấy bằng của từng loại. Chúc bạn tìm được loại bằng lái xe ô tô phù hợp nhất với nhu cầu của mình.